Ngày xuân về Đình An Thành xem hát bội

Đình An Thành, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Ngày mùng 6 tết vừa qua, một vở tuồng hát bội đặc biệt mang tên “Câu thơ yên ngựa” được trình diễn tại Đình An Thành, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, tiết mục vừa lạ vừa quen này đã khiến cho khách du lịch nước ngoài (khách Mỹ) người dân nơi đây rất háo hức. Hòa trong không khí ấm áp những ngày đầu xuân, dưới mái đình làng Nam Bộ, nghệ thuật hát bội (hay còn gọi là hát bộ, tuồng, luôn tuồng) là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống lâu đời của người Việt được thể hiện lại.

Nghệ nhân đang biểu diễn trong ngôi đình An Thành

 Hát bội giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hóa dân tộc. Hát bội xuất hiện ở cả ba miền đất nước và mỗi nơi điều có những đặc trưng mang tính vùng niềm riêng. Tại Vĩnh Long hiện nay, hát bội vẫn được các thế hệ nghệ sĩ đam mê với nghiệp diễn xướng kế thừa, những giá trị tinh hoa của tổ nghề dù con đường chưa bao giờ hết nhọc nhằn,chông gai. Đặc biệt Vĩnh Long có một gia đình theo nghề hát bội đã trãi qua nhiều đời đến nay vẫn tồn tại và được lưu truyền lại cho con cháu. Đó là gia đình của nghệ nhân Vũ Linh Tâm ngụ tại Long Hồ.

Tương truyền, hát bội du nhập vào nước ta vào thời Tiền Lê trong thế kỉ thứ X, tại các buổi biểu diễn cung đình Huế gọi là “kinh điển kịch lệ”. Về sau, loại hình nghệ thuật cầu kỳ này đã được lan rộng khắp cả nước và được người dân đón nhận nồng hậu.

Mỗi vở tuồng sẽ là một câu chuyện lịch sử, kể lại các giai thoại về anh hùng dân tộc và những con người thanh liêm, chính trực của quê hương đất nước…được làm sống dậy qua các vở diễn vừa hùng hồn, vừa ước lệ và mang tính giáo dục cao.

Người dân xem hát bội ở Đình An Thành

Điều đặc biệt ở nghệ thuật hát bội sẽ được vận trang phục cũng như trang điểm rất cầu kỳ, phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ người trung-nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Các màu sắc như; màu đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là người chân thật… Về trang phục thì võ tướng khi ra trận mặc võ giáp có cắm cờ lịnh sau lưng. Vua mặc áo thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phượng. Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các còn lụa đỏ dành cho cô dâu, v.v… những quy định đó là điểm nổi bậc của bộ môn nghệ thuật hát bội không pha trộn với loại hình nghệ thuật khác.

Nghệ nhân đang hóa trang chuẩn bị vở diễn

Là một loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc, tuy nhiên hiện nay nghệ thuật tuồng cổ suy yếu. Cho đến ngày nay, hát bội dường như đã không còn tồn tại nhiều trong đời sống và rất ít được nhắc đến trên truyền thông và thậm chí cả những sân chơi truyền thống chỉ còn một vài lần xuất hiện.

 Tuy nhiên, đoàn hát bội Vĩnh Long một gia đình nghệ nhân vẫn đang nuôi dưỡng niềm đam mê, họ âm thầm vượt qua mọi khó khăn cố gắng lưu lại nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp bao đời, của dân tộc giữa sự ồn ào trào lưu mới của giới trẻ.

Trong không khí rộn ràng của vở diễn những ngày đầu xuân cho một đoàn khách du lịch nước ngoài cùng với bà con nhân dân ở Đình An Thành thưởng thức. Chúng tôi bắt gặp những hình ảnh chăm chú của bà con và khách du lịch theo dõi theo các nghệ biểu diễn và sự thích thú đam mê giao lưu hóa thành nhân vật trong vở diễn của khách nước ngoài cùng với nghệ nhân… Chúng ta tin rằng giá trị cốt lỗi và sức ảnh hưởng của hát bội vẫn còn tồn tại trong lòng người dân và kể cả nhu cầu khám phá và tìm hiểu của khách du lịch nước ngoài muốn khai thác tìm hiểu đối với bộ môn truyền thống này.

Khách nước ngoài đang giao lưu biểu diễn với nghệ nhân trong bộ môn hát bội tại Đình An Thành.

Kể từ năm 2016 Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Vĩnh Long đã lập kế hoạch tổ chức khảo sát bô môn hát bội, đưa vào thành sản phẩm giới thiệu du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Thời gian biểu diễn và thử nghiệm giới thiệu loai hình nghệ thuật hát bội đến khách du lịch được khai thác bước đầu cũng rất khả quang. Nhưng để lưu giữ được bộ môn nghệ thuật cổ truyền này thì rất cần sự quang tâm nhiều hơn nữa các cấp, các ngành mà nhất là các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần quảng bá và giới thiệu cho khách du lịch nhiều hơn nữa về bộ môn hát bội này. Bên cạnh đó mỗi chúng ta làm sao tuyên truyền và khơi dậy được tinh thần tự hào văn hóa truyền thống trong mỗi con người về bộ môn hát bội. Hy vọng rằng, những  người nghệ sĩ thầm lặng này sẽ giữ mãi niềm đam mê và tâm huyết với nghề, mong rằng trong tương lai họ sẽ có nhiều cơ hội được phát triển và được nhiều khán giã ưu ái hơn nữa.

Bài: Thùy Trang

Ảnh: Trung Kiên

Sáng: Từ 7:00 – 11:00 AM

Chiều: Từ 13:00 – 17:00 PM